Thế giới thể thao không chỉ dành riêng cho những người khỏe mạnh mà đối với những người khiếm khuyết cũng có những môn thể thao đã được thiết kế hoặc điều chỉnh để phù hợp với khả năng và nhu cầu. Dưới đây là các môn thể thao cho người khuyết tật phổ biến.
Các dạng khuyết tật bao gồm
- Khiếm thị hoặc thị lực yếu.
- Khuyết tật vận động.
- Khuyết tật trí tuệ.
- Khiếm thính.
Mục lục
Các môn thể thao cho người khuyết tật phổ biến
Điền kinh
Điền kinh cho người khuyết tật là một lĩnh vực quan trọng của môn thể thao điền kinh, được thiết kế và tổ chức để phù hợp với những vận động viên có các dạng khuyết tật khác nhau. Điền kinh cho người khuyết tật là một trong những môn thể thao chính thức tại Thế vận hội Paralympic thu hút rất nhiều người tham gia. Bộ môn này sẽ bao gồm các nội dung như chạy, nhảy xa, đẩy tạ, ném lao, ném đĩa. Tùy theo mức độ khuyết tật người tham gia sẽ thi đấu ở các phân loại khác nhau.
Xem thêm: 5 môn thể thao diễn ra dưới nước hấp dẫn nhất hiện nay
Các nội dung thi đấu trong điền kinh người khuyết tật:
Các nội dung chạy cự ly ngắn (100m, 200m, 400m), chạy cự ly trung bình và dài (800m, 1500m, 5000m), chạy tiếp sức. Các nội dung nhảy là nhảy xa và nhảy cao, ném lao, ném đĩa, đẩy tạ, Marathon.
Bóng rổ xe lăn
Người chơi sử dụng xe lăn thi đấu trên sân bóng rổ truyền thống, người khuyết tật vận động ở phần dưới cơ thể để dẫn bóng và ném rổ. Bóng rổ xe lăn không chỉ là một môn thể thao mà còn là biểu tượng của nghị lực. Nhờ sự hỗ trợ từ các tổ chức cộng đồng, bóng rổ xe lăn ngày càng thu hút và thúc đẩy người khuyết tật tham gia.
Các giải đấu bóng rổ xe lăn:
- Thế vận hội Paralympic.
- Giải vô địch thế giới bóng rổ xe lăn (IWBF World Championships).
- Giải đấu khu vực và quốc gia.
Bóng đá khiếm thị
Bóng đá khiếm thị được thiết kế dành riêng cho những người bị mất thị lực hoặc thị lực kém. Môn thể thao này giúp người khiếm thị nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường sự linh hoạt và khả năng vận động. Đồng thời tạo cơ hội cho người khiếm thị tham gia vào các hoạt động thể chất và xã hội. Bóng đá khiếm thị là một môn thể thao chính thức trong Thế vận hội Paralympic thu hút sự tham gia của rất nhiều đội tuyển trên thế giới.
Bơi lội
Bơi lội là một trong những môn thể thao phổ biến và phù hợp cho người khuyết tật, người khuyết tật sẽ thi đấu ở các kiểu bơi như bơi tự do, bơi ếch, bơi ngửa, và bơi bướm. Bơi lội không chỉ giúp người khuyết tật cải thiện sức khỏe mà còn tăng sự tự tin và khả năng hòa nhập cộng đồng.
Lợi ích của bơi lội với người khuyết tật là cải thiện sức khỏe thể chất, cải thiện sức khỏe tinh thần, hỗ trợ phục hồi chức năng là một phần quan trọng trong vật lý trị liệu.
Cử tạ
Cử tạ là một môn thể thao phù hợp cho người khuyết tật khi chơi môn thể thao này người khuyết tật có cơ hội thể hiện sức mạnh và ý chí vượt qua giới hạn của bản thân, rèn luyện sức khỏe và phát triển cơ bắp. Cử tạ cho người khuyết tật tập trung vào bài tập đẩy tạ nằm trên ghế, người tham gia sẽ bị hạn chế di chuyển nhưng có sức mạnh phần trên cơ thể.
Lợi ích của cử tạ đối với người khuyết tật là phát triển thể chất, tinh thần, khơi dậy ý chí vượt qua giới hạn giúp người khuyết tật rèn luyện ý chí. Việc vượt qua các mức tạ giúp vận động viên cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của mình.
Xem thêm: Top 10 môn thể thao phổ biến nhất thế giới được nhiều người yêu thích
Cầu lông
Cầu lông là một môn thể thao dành cho người khuyết tật với nhiều các cấp độ khác nhau, bao gồm cả người sử dụng xe lăn. Đây cũng là nội dung chính thức của Paralympic kể từ năm 2020 dành cho người khuyết tật giúp người khuyết tật thể hiện tài năng và ý chí vươn lên.
Cầu lông giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, khả năng thăng bằng và linh hoạt, các hoạt động nhanh trong cầu lông hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Môn cầu lông đang ngày càng phát triển và mang lại nhiều giá trị tích cực cho người khuyết tật.
Quần vợt xe lăn
Giống với quần vợt truyền thống, nhưng được thiết kế dành riêng cho các vận động viên khuyết tật vận động. Luật chơi cho phép bóng nảy hai lần trước khi đánh trả, trong đó lần nảy thứ hai có thể ở ngoài sân. Lợi ích của bộ môn này là giúp người chơi quần vợt xe lăn cải thiện phản xạ, sự nhanh nhẹn và kỹ năng chiến thuật. Quần vợt xe lăn với sự quan tâm lớn từ cộng đồng thể thao và công chúng trở thành niềm cảm hứng cho hàng triệu người trên toàn thế giới.
Những lợi ích của việc tham gia thể thao đối với người khuyết tật
- Giúp người khuyết tật tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. Thể thao giúp người khuyết tật có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống.
- Cải thiện sức khỏe thể chất, tăng cường cơ bắp, xương khớp, cải thiện độ dẻo dai và sự linh hoạt.
- Thể thao giúp đốt cháy calo, giảm cân hiệu quả với những người khuyết tật thừa cân, béo phì.
- Thể thao giúp tăng cường hệ tim mạch, hô hấp.
- Tạo cơ hội giao lưu, kết bạn với những người cùng sở thích.
- Thể thao giúp người khuyết tật giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao.
- Giảm căng thẳng, lo âu giúp giải phóng endorphin, hormone hạnh phúc.
- Thể thao giúp cơ thể ngủ ngon hơn.
- Giúp người khuyết tật hòa nhập vào các hoạt động xã hội, giảm bớt sự cô lập.
- Giúp phát triển tính kiên trì, vượt qua khó khăN và xây dựng một tinh thần chiến đấu không bỏ cuộc.
Bài viết trên trang f-event.com.vn đã giới thiệu đến bạn các môn thể thao cho người khuyết tật nâng cao sức khỏe phổ biến nhất. Nhiều môn thể thao đã được thiết kế hoặc điều chỉnh giúp người khuyết tật có thể tham gia và tỏa sáng ở nhiều môn thể thao khác nhau. Việc người khuyết tật tham gia thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn nâng cao tinh thần, sự tự tin và hòa nhập cộng đồng.