Là ngành học trọng điểm trong hệ thống đào tạo nhân lực Y tế, ngành Dược thu hút nhiều hồ sơ đăng ký xét tuyển. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về ngành Dược và cơ hội việc làm của ngành, hãy tham khảo thông tin qua bài chia sẻ dưới đây.
Mục lục
1. Ngành Dược là gì? Ngành Dược học những gì?
Ngành Dược là ngành học được đánh giá cao hiện nay. Cùng với sức hút lớn của ngành Y Dược,ngành Dược được rất nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa. Đây cũng là ngành học phổ biến tại những trường Đại học, Cao đẳng đào tạo nhóm ngành sức khỏe. Dưới đây là một số thông tin về ngành học này.
Dược học là lĩnh vực khoa học ứng dụng, nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính gồm quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh, cách sử dụng các chất lấy từ tự nhiên hay tổng hợp để chống lại bệnh tật và bảo vệ cơ thể.
Hiện nay, Dược học được phân thành nhiều lĩnh vực như: Sản xuất, phân phối, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người. Đây là ngành học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hóa học và sinh học.
Trong quá trình theo học ngành Dược, sinh viên sẽ được cung cấp khối kiến thức khoa học cơ bản và dược học cơ sở, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn đầy đủ về dược học như chuyển hóa thuốc trong cơ thể, ..
Bên cạnh đó, người học cũng sẽ được trang bị kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực của ngành dược như tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; kiến thức chuyên môn trong sản xuất và phân phối, dược phẩm, thực phẩm chức năng, kiểm nghiệm, quản lý nhà nước về ngành dược…để đáp ứng tốt những yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.
2. Ngành Dược và cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp
Theo chia sẻ của những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, nhân lực ngành Dược đang thiếu hụt. Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng cao. Tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng dược sĩ ngày càng lớn. Đây được đánh giá là ngành nghề hấp dẫn , đem đến nhiều cơ hội việc làm.
Một kết quả thống kê từ Cục quản lý Dược cho thấy, tỷ lệ dược sĩ trên dân số của nước ta vào năm 2015 mới chỉ đạt 2,2/10.000 dân, trong đó số lượng dược sĩ chủ yếu đang làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các bệnh viện và cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm. Nhân lực về ngành Dược hiện vẫn đang thiếu rất nhiều.Theo ước tính, trong thời gian tới, ngành Dược cần khoảng 25.000 dược sĩ trình độ Đại học trở lên để đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện nay.
Không chỉ tại những bệnh viện, doanh nghiệp trong nước mà nhân lực ngành Dược tại những doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh ở Việt Nam hay các cơ sở sản xuất thuốc, kinh doanh dược phẩm cũng đang thiếu rất nhiều. Đây là khó khăn của ngành, xong cũng là cơ hội để những sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn.
Thêm vào đó, sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 cũng đem đến nhiều cơ hội cho ngành Dược. Bản chất của cuộc cách mạng 4.0 chính là chuyển lao động từ hình thức thủ công, lao động chân tay sang lao động trí óc. Điều này đem lại cơ hội rất lớn cho các ngành nghề: công nghệ thông tin, y tế, công nghiệp chế biến, du lịch, điện tử… Áp dụng những cải tiến từ Cách mạng 4.0 nhiều doanh nghiệp cũng dần lấn sân sang ngành Y Dược, mở rộng cơ hội việc làm đông đảo sinh viên sau khi ra trường đến tận năm 2025.
>>> Xem ngay Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội năm 2019
3. Sinh viên tốt nghiệp ngành Dược ra làm gì?
Như đã phân tích trên, sinh viên ngành Dược sau khi tốt nghiệp có rất nhiều cơ hội để tìm được việc làm phù hợp . Cụ thể, sinh viên của ngành có thể làm việc tại những vị trí sau:
Làm việc tại Bệnh viện: Dược sĩ phải có trách nhiệm cung ứng và đảm bảo chất lượng thuốc cả về chất lượng và số lượng. Bên cạnh đó, Dược sĩ cũng là người tham gia tư vấn với bác sĩ trong việc kê toa và cảnh báo tương tác đồng thời hướng dẫn dùng thuốc cho những đối tượng đặc biệt.
Làm việc tại cơ sở sản xuất: Dược sĩ sẽ đảm nhận vị trí nghiên cứu quy trình sản xuất các công thức và dạng bào chế, các hoạt chất mới để theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, chiết xuất dược liệu.
Làm việc tại các trường Y Dược: công tác tại khoa dược của các trường y dược với vai trò là giảng viên, kỹ thuật viên,…
Làm việc tại viện, trung tâm kiểm nghiệm: Dược sĩ có vai trò kiểm tra chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng,…
Tại cơ sở kinh doanh: Dược sĩ làm việc tại các cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty nhập khẩu.
Trên đây là một số thông tin về ngành Dược và cơ hội việc làm của ngành. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.