Ngành luật kinh tế là gì? Ngành luật kinh tế lấy bao nhiêu điểm? Là thắc mắc của rất nhiều các bạn sinh viên hiện nay. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Mục lục
Ngành luật kinh tế là gì?
Luật kinh tế là một trong những ngành học thừa hưởng nền tảng từ Luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Đây cũng là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành dùng để điều chỉnh về các mối quan hệ về kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý kinh tế của nhà nước. Hay những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trên địa bàn.
Ngành luật kinh tế là gì
Sự ra đời của bộ luật kinh tế đã giúp duy trì và giải quyết được rất nhiều các tranh chấp xảy ra trong quá trình kinh doanh, thương mại. Có thể nói nhờ có bộ luật kinh tế mà chúng ta có thể đảm bảo quy trình hoạt động của các công ty, doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế. Vậy ngành luật kinh tế lấy bao nhiêu điểm? Học luật kinh tế có khó không?
Ngành luật kinh tế lấy bao nhiêu điểm?
Ngành luật kinh tế lấy bao nhiêu điểm là thắc mắc của rất nhiều bạn hiện nay. Theo như số liệu thống kê thì mức điểm chuẩn đầu vào ngành Luật kinh tế ở mỗi trường cao đẳng, đại học sẽ khác nhau. Mức điểm chuẩn ngành kinh tế cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Quy mô, chỉ tiêu tuyển sinh, danh tiếng của trường và các phương thức tuyển sinh,… của mỗi ngôi trường đó.
Tuy nhiên, thông thường mức điểm trúng tuyển ngành Luật kinh tế tại tất cả các trường đại học trên cả nước sẽ dao động trong khoảng 17 – 24 điểm. Có thể nói mức điểm chuẩn thấp nhất của các trường đại học đều trên 17 điểm cụ thể như sau:
Mức điểm chuẩn Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM sẽ dao động trong khoảng từ 15 – 18 điểm. Mức số điểm này sẽ được áp dụng ở tất cả các tổ hợp môn: Toán – Lý – Hóa, Toán – Văn – tiếng Anh, Toán – Lý – tiếng Anh và Văn – Sử – Địa.
Trường Viện Đại học mở Hà Nội xét tuyển tuyển sinh ngành Luật kinh tế sẽ có mức điểm trúng tuyển dao động từ 17 – 20 điểm theo xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia với 2 tổ hợp môn: Toán – Lý – Hóa, Toán – Văn – tiếng Anh.
Đối với trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng thi mức điểm trúng tuyển của sẽ dao động trong khoảng từ 19 – 23 với những tổ hợp môn của khối A, A1, D.
Qua những thông tin trên đây chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho vấn đề: “Ngành luật kinh tế lấy bao nhiêu điểm?” rồi chứ.
Những kinh nghiệm cần tích lũy khi theo học ngành luật kinh tế
Để có được cho mình một công việc tốt và mức lương cao sau khi ra trường thì các bạn sinh viên ngành luật kinh tế cần phải trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng thật tốt cho bản thân mình. Vậy những kiến thức, kỹ năng đó là gì? Cùng chúng tôi điểm qua những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần có của một sinh viên ngành luật kinh tế:
Kiến thức chuyên sâu về luật pháp
Điều đầu tiên đó là các bạn sinh viên cần phải trau dồi cho mình các kiến thức chuyên sâu về pháp luật. Bạn phải có cho mình những phương pháp học tập cụ thể, khoa học. Ngoài kiến thức trên sách vở các bạn nên chủ động tìm kiếm kiến thức ở các nguồn khác.
Những kinh nghiệm cần tích lũy khi theo học ngành luật kinh tế
Bạn nên thường xuyên trao đổi các vấn đề không hiểu với bạn bè, giảng viên. Để giúp bạn hiểu hơn vấn đề và ghi nhớ lâu hơn.
Thực hiện công việc thực tế
Bên cạnh việc phải nắm chắc về khối kiến thức trên lý thuyết thì hãy hoàn thiện bản thân hơn bằng những kỹ năng tư duy, phương pháp thông qua các công việc thực hành. Hãy vận dụng khối kiến thức lý thuyết mà mình đã được học vào để việc giải quyết các tình huống thực tế trong xã hội.
Hãy tích cực tham gia vào các buổi tư vấn pháp luật tại các công ty, doanh nghiệp để tích lũy thêm cho mình những kinh nghiệm thực tế.
Nâng cao các kỹ năng mềm cho bản thân
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, ngoại ngữ là một trong những kỹ năng đặc biệt quan trọng mà bạn không bao giờ được bỏ qua. Nếu bạn tự tin trong giao tiếp và thành thạo ngôn ngữ thì bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn nữa trong tương lai.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn. Hãy cố gắng học tập, rèn luyện để đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi sắp tới nhé!