Hiện nay, có rất nhiều người mắc phải chứng bệnh đau dạ dày. Không những ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Mà chỉ cần một bất thường nhỏ cũng khiến họ trở nên khó chịu. Vậy phải ăn uống như thế nào cho khoa học?
- Quá mệt mỏi
Bất luận là công việc lao động chân tay hay là lao động trí óc, nếu làm việc mệt mỏi quá độ, đều có thể khiến hệ tiêu hóa của chúng ta bị ảnh hưởng. Máu không được cung cấp đủ cho các bộ phận trong cơ thể,các chức năng bài tiết mất cân bằng, dịch kết dính giảm và vị toan (axit hydrochloric) quá nhiều … sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
- Căng thẳng
Trong thời gian chấm thi, thời gian xét tuyển cao đẳng y dược năm 2017 tôi đã bị đau dạ dày một cách trầm trọng khiến cơ thể bị suy giảm thể lực, sức khỏe giảm sút rất nhiều. Cô Hạnh – giảng viên khoa Cao đẳng Dược TP.HCM, chia sẻ.
Trạng thái căng thẳng, tức giận hay buồn phiền sẽ nhanh chóng được khuếch tán tới các cơ quan ở trong cơ thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật gây ra hiện tượng mất cân bằng cho các chức năng dạ dày, đường ruột; pepsin và axit hydrochloric tăng tiết khiến cho huyết quản dạ dày và các môn vị co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương, hình thành nên bệnh viêm loét dạ dày.
- Ăn tối quá no
Theo một thống kê gần đây cho thấy thì chiếm đến hơn 70% dân số nước ta không chăm chút bữa sáng mà thay vào đó là dồn tất cả cho bữa tối. Vì đặc thù, sáng phải đi làm sớm nên sẽ không ăn sáng cẩn thận, đi làm cả ngày thì bữa trưa cũng sẽ ăn qua qua, đến buổi tối khi có thời gian hơn để đi chợ nấu nướng nên sẽ tập trung ăn nhiều vào buổi tối với suy nghĩ là bữa tối sẽ ăn bù cho cả ngày hoặc cũng có nhiều người quen ăn thêm gì đó trước lúc ngủ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, và dễ bị tăng cân. Đồng thời việc ăn đêm, hoặc ăn tối quá no còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết ra quá nhiều axit hydrochloric, gây lên bệnh đau dạ dày.
- No đói không đều
Khi chúng ta đói, các axit hydrochloric và chất xúc tác trong dạ dày sẽ ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng tự tiêu hóa niêm mạc. Ngược lại, khi chúng ta ăn quá no lại dễ gây tổn thương cơ chế tự bảo vệ của dạ dày vì lúc đó vỏ dạ dày sẽ nở to, thời gian thức ăn lưu lại ở trong dạ dày lâu…. Chính vì thế, bạn cần phải chú ý rằng đừng bao giờ để cho dạ dày mình trống rỗng quá lâu, và khi đói cũng nhớ cần phải ăn từ từ và đừng ăn quá nhiều một lúc nếu không dạ dày của bạn sẽ phải làm việc quá sức đấy.
- Uống cà phê, trà đặc
Cà phê và trà đặc đều có chất gây kích thích mà thông qua quá trình tiêu hóa, nó sẽ gây thiếu máu cho niêm mạc dạ dày và làm hỏng chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó sẽ gây ra viêm loét dạ dày.
- Lạm dụng thuốc tây
Có 3 loại thuốc chủ yếu dễ gây ra thương tổn cho niêm mạc dạ dày ảnh hưởng đến sức khỏe, đó là: các loại thuốc chống viêm; hai là nhóm axit acetylsalicylic (ví dụ như thuốc Aspirin); ba là thuốc hormone (như sterol). Vì vậy nên chúng ta hạn chế tránh sử dụng những loại thuốc này. Nếu cần thiết phải sử dụng thì nên khống chế liều lượng và liệu trình dùng thuốc, tốt nhất là uống sau khi ăn.