Không ngoa khi nói rằng, thủ môn chính là 50% sức mạnh của cả đội bóng. Vậy, vai trò của thủ môn, luật bắt bóng của thủ môn cụ thể là như thế nào?
Mục lục
1. Vai trò của thủ môn
Trong bóng đá, thủ môn là người đứng trong khung thành đội nhà. Vai trò chính của thủ môn đó chính là bảo vệ khung thành, ngăn cản cầu thủ đối phương ghi bàn. Thủ môn là cầu thủ duy nhất của đội bóng được phép chơi bóng bằng tay trong vòng cấm địa đội nhà. Mỗi đội bóng cần có 1 thủ môn bắt trong trận đấu.
Nếu thủ môn bị chấn thương, không thể thi đấu thì một thủ môn khác sẽ thay thế. Trong trường hợp đội bóng hết thủ môn để thay thế, một cầu thủ trong đội sẽ bất đắc dĩ phải làm “diễn viên đóng thế”. Trong trường hợp thủ môn bị thẻ đỏ buộc phải rời sân, thủ môn khác sẽ vào thay đồng thời một vị trí khác trong đội cũng sẽ phải rời. Thủ môn phải mặc màu áo khác với các cầu thủ khác trong đội khách, đội nhà, thủ môn của đối phương và cả trọng tài.
Thủ môn không bắt buộc là phải mặc định ở trong khu vực cấm địa. Ở các tình huống cấp bách, thủ môn hoàn toàn có thể băng ra thi đấu như một hậu vệ để có thể giải nguy cho đội nhà. Một trong những thủ môn thường xuyên dâng cao tấn công, đóng vai trò như một hậu vệ ở thời điểm hiện tại đó chính là Neuer – thủ môn số 1 đội tuyển Đức và câu lạc bộ Bayern Munich. Neuer là thủ thành dùng chân khá điêu luyện và thường xuyên chơi bóng ở ngoài vòng cấm địa.
Vai trò của thủ môn, luật bắt bóng của thủ môn mới nhất
Không chỉ bắt gôn mà thậm chí nhiều thủ môn còn kiến tạo cho các đồng đội ghi bàn hay thậm chí là trực tiếp ghi bàn. Ở thời điểm cuối trận khi mà đội nhà đang gặp bế tắc, nhiều thủ môn đã dâng cao lên tận khung thành đối phương để đón chờ quả đá phạt của đồng đội.
Tuy nhiên, cách làm này không được đánh giá cao và thậm chí còn gây nguy hiểm cho khung thành đội nhà. Việc dâng lên quá cao của các thủ môn khiến khung thành đội nhà “vườn không nhà trống”, sẽ rất nguy hiểm khi đối phương thực hiện các đường phản công nhanh.
Có những trường hợp khá hiếm hoi, thú vị khi thủ môn ghi bàn khá bất ngờ từ pha phát bóng. Trong lịch sử bóng đá thế giới, khá nhiều thủ môn đã ghi bàn từ các tình huống phát bóng, bóng đi hiểm đập đất và sự chủ quan của thủ môn đối phương đã khiến bóng đi vào lưới. Trong đó phải kể đến những cái tên như Pat Jennings và Paul Robinson. Còn nhớ tại SEA Games 22 được tổ chức tại Hà Nội, thủ môn Syamsuri Mustafa của U23 Malaysia cũng đã từng ghi bàn vào lưới U23 Việt Nam bằng một pha phát bóng từ sân nhà.
Nhiều thủ môn đã trở nên nổi tiếng nhờ ghi bàn bằng những quả đá phạt. Ví dụ như Luis Chilavert là thủ môn duy nhất trên thế giới từng lập hat trick tính đến thời điểm hiện tại. Và cả 3 bàn thắng của anh đều đến từ những cú đá penalty. Anh cũng là chuyên gia đá phạt khi không ít lần ghi bàn cho đội nhà bằng các siêu phẩm không tưởng.
Ở Việt Nam, cựu thủ môn của Đồng Tâm Long An là Fabio Dos Santos cũng đã từng ghi bàn tại AFC Champions League. Trong khi đó, thủ thành Rogerio Ceni chơi bóng tại Brazil thậm chí đã có hơn 100 bàn thắng trong sự nghiệp quần đùi áo số của mình. Một con số mà khá nhiều tiền đạo phải mơ ước.
2. Luật bắt bóng của thủ môn
Luật bắt bóng của thủ môn mới nhất 2019
Tìm hiểu thêm: Top những thủ môn xuất sắc nhất thế giới mọi thời đại
Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, bóng đá cũng như các môn thể thao khác đã có khá nhiều thay đổi về chiến thuật và luật lệ. Dẫu vậy, thủ môn là vị trí duy nhất không bao giờ thay đổi kể từ khi luật bóng đá ra đời. Ở thời điểm mà bóng đá chỉ mới sơ khai và chưa phát triển như hiện tại, nhiều đội bóng chưa có thủ môn chuyên nghiệp, họ đành cắt cử một cầu thủ trong đội làm nhiệm vụ trấn giữ khung thành.
Ban đầu, các thủ môn thường chơi ở giữa 2 cột gôn và không có nhiều sự linh hoạt trừ khi họ cản phá các cú dứt điểm của đối thủ. Tuy nhiên, các thủ môn đã dần có vai trò quan trọng hơn trong trận đấu do những sự thay đổi về phương pháp và cách thức thi đấu. Luật chơi nguyên thủy cho phép “người gác đền” được cầm bóng tại phần sân nhà của mình. Luật mới thì các thủ môn chỉ được dùng tay trong vòng cấm địa.
Năm 1992, Hội đồng thế giới đã thay đổi khá nhiều về luật bóng đá và thay đổi luôn cả luật bắt bóng của thủ môn. Điểm nhấn đáng chú ý nhất đó luật chuyền về. Khi người đồng đội chuyền về bằng chân, người thủ môn không được phép bắt bóng. Nếu đã nhỡ bắt bóng, đội bạn sẽ được hưởng quả đá phạt gián tiếp theo hiệu lệnh của trọng tài. Các thủ môn chỉ được phép bắt khi đồng đội chuyền về bằng đầu hoặc ngực. Chính vì vậy, tất cả các thủ môn cần phải luyện tập khả năng khống chế bóng bằng chân của mình.